Tóm tắt
Giảm tiểu cầu miễn dịch là một rối loạn huyết học khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng giảm số lượng tiểu cầu một cách đơn thuần, có thể xảy ra ở dạng nguyên phát với số lượng tiểu cầu thường dưới 100 G/L. Tại Việt Nam, Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những cơ sở y tế đầu ngành trong việc tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị
bệnh nhân mắc giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, huyết học và kết quả điều trị giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát tại bệnh viện Trung Ương Huế” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, huyết học ở bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát.
2. Đánh giá kết quả điều trị giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát với thuốc ức chế miễn dịch và các phương pháp kết hợp khác. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Các bệnh nhân được chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát và được điều trị tại khoa Huyết học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 4/2025 đến tháng 6/2027.
- Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu. Cỡ mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cỡ mẫu dự kiến ≥30
- Phương pháp thu thập thông tin
- Hỏi và khám trực tiếp trên bệnh nhân.
- Sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Trung ương Huế.
- Nhập thông tin vào phiếu thu thập số liệu. Giai đoạn chẩn đoán lúc nhập viện: Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát mới chẩn đoán lần đầu dựa theo các tiêu chuẩn về lâm sàng, tổng phân tích tế bào máu ngoại biên hoặc có tiền sử chẩn đoán theo chuẩn Bộ Y Tế 2022. Phác đồ điều trị sử dụng nghiên cứu:
Dựa trên nguyên tắc điều trị: - Cá thể hóa dựa trên nguy cơ xuất huyết và mức độ xuất huyết, duy trì số lượng tiểu cầu ở mức an toàn với độc tính thuốc thấp nhất.
- Phác đồ điều trị nghiên cứu: Dựa theo phác đồ bộ Y Tế 2022.