SDH.CH Nghiên cứu khối lượng cơ - mỡ bằng phép đo DXA ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa
PDF Download: 0 View: 0

Tóm tắt

Hội chứng chuyển hóa (Metabolic Sydrome – MetS) là một tập hợp các rối loạn chuyển hóa có liên quan đến nhau, bao gồm béo phì trung tâm, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và đề kháng insulun, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 [1] [2]. Khái niệm này lần đầu tiên được đề xuất bởi Reaven vào năm 1988 dưới tên gọi Hội chứng X, nhấn mạnh vai trò của kháng Insulin trong sinh lý bệnh của hội chứng chuyển hóa [3]. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa thường có đặc điểm là béo phì trung tâm, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và rối loạn dung nạp glucose [4]. Béo phì trung tâm là đặc điểm phổ biến nhất, đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ vùng bụng, dẫn đến nguy cơ kháng insulin cao hơn4. Huyết áp ≥130/85 mmHg là một tiêu chí chẩn đoán chính của MetS, do sự rối loạn chức năng nội mô mạch máu[5]. Bệnh nhân có MetS thường có triglyceride huyết thanh > 150 mg/dL, HDL-C thấp (<40 mg/dL ở nam, <50 mg/dL ở nữ), làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch [1]6. Glucose huyết tương lúc đói ≥100 mg/dL hoặc HbA1c ≥5.7% là chỉ dấu quan trọng của tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2[6]. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự gia tăng đáng kể của MetS trong hai thập kỷ qua, đặc biệt ở những nước có mức sống cao, do sự thay đổi lối sống, chế độ ăn uống không lành mạnh và giảm hoạt động thể chất [7].

 

Thành phần cơ thể, đặc biệt là tỷ lệ giữa khối cơ và khối mỡ, có ảnh hưởng đáng kể đến tiến triển và mức độ nghiêm trọng của hội chứng chuyển hóa[7]. Những người có khối cơ cao hơn thường có độ nhạy insulin tốt hơn và nguy cơ tim mạch thấp hơn[8]. Ngược lại, bệnh nhân có tỷ lệ mỡ nội tạng cao dễ mắc rối loạn lipid máu, viêm mạn tính và tổn thương mạch máu[9]. Sự mất cân bằng giữa khối cơ và khối mỡ làm thay đổi các chỉ số sinh hóa quan trọng như triglyceride, HDL-C, glucose huyết tương, tác động trực tiếp đến mức độ nặng của MetS[10]. Nhìn chung, hiểu rõ kiểu hình thành phần cơ thể giúp cá nhân hóa phương pháp kiểm soát bệnh, từ đó giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân[11]. Hiện tại, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong nước đánh giá về thành phần cơ thể ở nhóm bệnh nhân HCCH. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Mối liên quan giữa thành phần cơ thể với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa.” nhằm hai mục tiêu sau:

  1. Đánh giá khối lượng cơ – mỡ ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA).
  2. Phân tích mối liên quan giữa khối lượng cơ – mỡ với các yếu tố liên quan của bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa.

 

PDF Download: 0 View: 0