SDH.CH Nghiên cứu in vitro: Ảnh hưởng của kiểu sửa soạn lên khả năng kháng lực của phục hồi vùng răng sau
PDF Download: 0 View: 26

Tóm tắt

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phục hồi dán gián tiếp răng sau (Posterior indirect adhesive restoration/ PIAR) là các dạng phục hình cố định có hình thức lưu giữ chính là dán vào mô răng (men và ngà răng) [9]. Với ưu điểm lớn nhất là hạn chế tối đa việc lấy đi mô răng lành mạnh, nhưng vẫn thỏa mãn được các tiêu chí về cơ học và thẩm mỹ các dạng phục hồi xâm lấn tối thiểu này ngày càng được chỉ định rộng rãi, giúp tái tạo lại hình dạng cũng như chức năng ở vùng răng sau, đặc biệt là trong các trường hợp mất mô răng do mòn răng, với các hình thức sửa soạn có bao phủ  toàn bộ mặt nhai (tabletops, veneerlays, overlays, ...) [10], [14], [17].

Với khả năng mô phỏng lại các đặc tính thẩm mỹ (độ trong mờ, màu sắc) và đặc tính cơ lý (độ bền nén, độ mài mòn) của răng tự nhiên, composite nha khoa là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong phục hồi xâm lấn tối thiểu theo hình thức trực tiếp và gián tiếp [22], [29]. Ngoài ra, vật liệu composite có thể được chế tác với hình thức bán trực, giúp đơn giản hóa quy trình labo, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân và bác sĩ nhưng vẫn đảm bảo được những ưu điểm của phục hồi gián tiếp [4], [6], [18]. Nhờ tính mài mòn, đàn hồi và khả năng sửa chữa dễ dàng, vật liệu composite còn cho phép bệnh nhân có thời gian thích nghi với các thay đổi về khớp cắn; và vì vậy, phù hợp để thực hiện các phục hồi chuyển tiếp trên các trường hợp mòn toàn hàm [3], [4], [5].

Một trong những tiêu chí mà nhiều nhà lâm sàng quan tâm khi tiến hành điều mòn răng sau là khả năng kháng lực của phục hồi, do những bệnh nhân này thường có lực nhai bất thường [7], [13], [16]. Các nghiên cứu in vitro và lâm sàng đều cho thấy có mối liên hệ giữa kiểu sửa soạn với khả năng kháng lực của răng sau phục hồi [8], [11], [12], [15].

Một số tác giả trên thế giới như Yamanel và cộng sự (2009), Huang và cộng sự (2020), Hofsteenge và cộng sự (2023), Martins và cộng sự (2023) đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của kiểu sửa soạn lên khả năng kháng gãy của phục hồi vùng răng sau, với sự đa dạng trong hình thức sửa soạn, vật liệu và thử nghiệm lực. Các nghiên cứu này đều cho thấy có sự khác biệt về khả năng kháng lực của răng khi thay đổi kiểu sửa soạn hay vật liệu phục hồi [8], [11], [12], [15]. Ở Việt Nam, hiện nay mới chỉ có các nghiên cứu được khảo trên phục hồi trực tiếp ở vùng răng sau, hình thức đã được chứng minh là có những nhược điểm so với phục hồi bán trực tiếp hoặc gián tiếp [1], [2], [19].

Do đó, nhằm đánh giá ảnh hưởng của kiểu sửa soạn lên khả năng kháng lực, cũng như giúp bác sĩ lựa chọn được hình thức phục hồi tối ưu cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu in vitro: Ảnh hưởng của kiểu sửa soạn lên khả năng kháng lực của phục hồi vùng răng sau”, với hai mục tiêu:

  1. Đánh giá ảnh hưởng của kiểu sửa soạn lên khả năng kháng lực của phục hồi vùng răng sau.
  2. Đánh giá sự phân bố lực bên trong phục hồi bằng phân tích phần tử hữu hạn.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Răng cối nhỏ hàm trên được nhổ để chỉnh nha trên bệnh nhân trong độ tuổi từ 20- 25.

Tiêu chuẩn lựa chọn

  • Các răng cối nhỏ hàm trên có thân răng nguyên vẹn, giải phẫu mặt nhai bình thường, không sâu, không điều trị nội nha, không nứt gãy.
  • Các răng có 1-2 chân.
  • Kích thước trung bình của thân răng:

Các kích thước thân răng

Kích thước (mm)

Chiều cao thân răng

(tính từ đỉnh múi ngoài đến điểm thấp nhất của đường viền cổ răng mặt ngoài)

8.5

Chiều ngoài trong thân răng

(tính từ điểm lồi tối đa mặt ngoài đến điểm lồi tối đa mặt trong)

7.0

Chiều gần xa thân răng

(tính từ điểm lồi tối đa mặt gần đến điểm lồi tối đa mặt xa)

9.0

Chênh lệch độ cao của đỉnh múi ngoài và đỉnh múi trong

0.5-1.0

 

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro: cắt ngang có phân tích

Mẫu và cỡ mẫu

Mẫu nghiên cứu gồm 40 răng cối nhỏ hàm trên, bao gồm răng chưa phục hồi và răng đã được phục hồi với vật liệu composite theo hình thức bán trực tiếp, chia thành 5 nhóm (n=8)

Nhóm

 

Số lượng

I

Chưa sửa soạn

8

II

Mài giảm mặt nhai với đường hoàn tất butt joint

8

III

Mài giảm mặt nhai và sửa soạn mặt ngoài

8

IV

Mài giảm mặt nhai và sửa soạn mặt ngoài, trong và mặt bên với đường hoàn tất bờ cong nhẹ

8

V

Mão toàn diện

8

Tóm tắt các bước tiến hành nghiên cứu

Bước 1: Chọn mẫu (n=40)

Bước 2: Xử lý và bảo quản răng

Bước 3: Chế tạo mẫu

Bước 4: Thử nghiệm độ bền kháng gãy của các nhóm

Bước 5: Quan sát và phân loại kiểu gãy của các nhóm

Bước 6: Đánh giá sự phân bố lực bên trong phục hồi bằng phân tích phần tử hữu hạn (FEA)

Biến số nghiên cứu và xử lý số liệu thống kê

Biến số nghiên cứu

 

Tên biến

Đặc điểm của biến

Giá trị của biến

Mục tiêu 1

Kiểu sửa soạn

Định tính

Biến độc lập

  • Chưa sửa soạn
  • Mài giảm mặt nhai với đường hoàn tất butt joint
  • Mài giảm mặt nhai và sửa soạn mặt ngoài
  • Mài giảm mặt nhai, sửa soạn mặt ngoài, mặt trong, mặt bên với đường hoàn tất bờ cong nhẹ
  • Mão toàn diện

Độ bền kháng gãy

Định lượng

Biến phụ thuộc

Newton (N)

Kiểu phá hủy

Định tính

Biến phụ thuộc

  • Loại 1: Nứt lan rộng nhưng chỉ giới hạn bên trong phục hồi
  • Loại 2: Vỡ phục hồi nhưng không liên quan đến mô răng
  • Loại 3: Nứt/ vỡ có liên quan đến mô răng  trên đường nối men - cement
  • Loại 4: Nứt/ vỡ có liên quan đến mô răng ngang/ dưới đường nối men – cement

Mục tiêu 2

Sự phân bố lực và tải lực của phục hồi

MPA

Xử lý và phân tích số liệu thống kê

  • Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê Microsoft Excel 2016 và phần mềm xử lý số liệu Rstudio và R4.3.0 .
  • Thống kê mô tả sử dụng các chỉ số về tần số (n), trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.
  • Kiểm định Shapiro-Wilk được sử dụng để kiểm định tính phân phối chuẩn của mẫu với mức ý nghĩa thống kê là p=0.05
  • Phân tích phương sai ANOVA một chiều và Tukey’s HSD Post Hoc (với mức ý nghĩa thống kê là 0.05) để so sánh khả năng kháng gãy, kiểu gãy của các nhóm phục hồi; và phân tích ảnh hưởng của kiểu sửa soạn lên khả năng kháng gãy của răng sau phục hồi.
  • Phân tích phần tử hữu hạn (FEA) để đánh giá sự phân bố lực bên trong phục hồi, với dữ liệu từ thực nghiệm.
  • Các số liệu và kết quả phân tích được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ và phân bố lực dạng đám mây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

  1. Hiếu H. T. M. (2017), "Độ bền kháng gãy và sự hình thành vi kẽ của răng được trám composite tăng cường sợi và composite một khối".
  2. Thủy N. T. (2021), "Độ bền kháng gãy của của composite everX Posterior với composite trám nguyên khối", Tạp chí Y học Việt Nam.

Tiếng Anh

  1. Mehta S. B., et al (2012), "Current concepts on the management of tooth wear: part 3. Active restorative care 2: the management of generalised tooth wear", Br Dent J. 212(3), pp. 121-127.
  2. Bahillo J., et al (2014), "Full-mouth composite rehabilitation of a mixed erosion and attrition patient: a case report with v-shaped veneers and ultra-thin CAD/CAM composite overlays", Quintessence Int. 45(9), pp. 749-756.
  3. Reston E. G., et al (2012), "Minimally invasive intervention in a case of a noncarious lesion and severe loss of tooth structure", Oper Dent. 37(3), pp. 324-328.
  4. Alharbi A., et al (2014), "Semidirect composite onlay with cavity sealing: a review of clinical procedures", J Esthet Restor Dent. 26(2), pp. 97-106.
  5. Kiliaridis S., et al (1995), "Craniofacial morphology, occlusal traits, and bite force in persons with advanced occlusal tooth wear", Am J Orthod Dentofacial Orthop. 107(3), pp. 286-292.
  6. Yamanel K., et al (2009), "Effects of different ceramic and composite materials on stress distribution in inlay and onlay cavities: 3-D finite element analysis", Dent Mater J. 28(6), pp. 661-670.
  7. Yu H. (2022), "Digital Micro Tooth Preparation for Posterior Indirect Adhesive Restorations", pp. 153-164.
  8. Attin T., et al (2012), "Composite vertical bite reconstructions in eroded dentitions after 5.5 years: a case series", J Oral Rehabil. 39(1), pp. 73-79.
  9. Hofsteenge J. W., et al (2023), "Effect of preparation design on fracture strength of compromised molars restored with lithium disilicate inlay and overlay restorations: An in vitro and in silico study", J Mech Behav Biomed Mater. 146, p. 106096.
  10. Huang X., et al (2020), "Effect of preparation design on the fracture behavior of ceramic occlusal veneers in maxillary premolars", J Dent. 97, p. 103346.
  11. Jain V., et al (2012), "Effect of occlusal splint therapy on maximum bite force in individuals with moderate to severe attrition of teeth", J Prosthodont Res. 56(4), pp. 287-292.
  12. Loomans B., et al (2017), "Severe Tooth Wear: European Consensus Statement on Management Guidelines", J Adhes Dent. 19(2), pp. 111-119.
  13. Martins W. F., et al (2023), "Fracture load and failure mode of semi-direct resin composite occlusal veneers: Influence of design and mechanical cycling", J Mech Behav Biomed Mater. 144, p. 105961.
  14. Osiewicz M. A., et al (2019), "Wear of direct resin composites and teeth: considerations for oral rehabilitation", Eur J Oral Sci. 127(2), pp. 156-161.
  15. Schlichting L. H., et al (2011), "Novel-design ultra-thin CAD/CAM composite resin and ceramic occlusal veneers for the treatment of severe dental erosion", J Prosthet Dent. 105(4), pp. 217-226.
  16. Torres C. R. G., et al (2017), "Semidirect posterior composite restorations with a flexible die technique: A case series", J Am Dent Assoc. 148(9), pp. 671-676.
  17. Veneziani M. (2017), "Posterior indirect adhesive restorations: updated indications and the Morphology Driven Preparation Technique", Int J Esthet Dent. 12(2), pp. 204-230.

 

PDF Download: 0 View: 26