Tóm tắt
Tổn thương gân duỗi cổ bàn tay không phải là tổn thương hiếm gặp trong số các tổn thương ở chi trên. Tại Mỹ ước tính có khoảng 2,5 triệu bệnh nhân vào viện cấp cứu vì thương tích bàn tay[35] riêng tại Khoa chấn thương chình hình Bệnh viện Việt Đức thì hàng ngày có tới 3- 5% thương tích bàn tay cần được điều trị phẫu thuật. Tổn thương gân duỗi thường gặp nhất chiếm 61,3% trong các chẩn thương ở bàn tay, vết thương gân duỗi gặp nhiều hơn gân gấp [31], bởi lẽ gân duỗi nằm ở mặt mu tay, nằm nông dưới một lớp da và tổ chức lỏng lèo nên nguy cơ bị tổn thương cao với những vết thương gân mà do vật sắc gọn gây ra. [31] Chấn thương gân duỗi do rất nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân thường gặp là tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và tai nạn do hoả khí
Các vết thương đơn thuần ở bàn tay mặc dù ít khi ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân, nhưng việc điều trị không tốt sẽ có khoảng 10% thương tích bàn tay gây tàn phế hoặc để lại di chứng vĩnh viễn so với bàn tay lành lặn, [6] làm mất hoàn toàn khả năng lao động sinh hoạt và đặc biệt ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của người bệnh.
Đối với tổn thương gân duỗi bàn tay tại những vùng khác nhau thì có những phương pháp khâu nối gân riêng. Các kỹ thuật đã được mô tả, báo cáo và có các kết quả khác nhau như Bunnell, Kleinert, Tsuge, Becker ... trong đó mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, trong đó phương pháp Kessler là phương pháp thường xuyên được sử dụng, tuy nhiên phương pháp này củng tồn tại một số nhược điểm như chịu lực kém, tạo khoảng trống giữa hai mặt gân lớn khi chịu lực trong lúc vận động dẫn đến việc kéo dài thời gian cho phép tập phục hồi chức năng.
Từ ý tưởng chuyển lực kéo dọc trục thành lực kéo ngang, kỹ thuật đầu tiên được báo cáo ban đầu bởi Becker và davidoff 1977 cho kết quả vượt trội. Sau đó đại học massachutsetts đã thay đổi cho phù hợp với lâm sàng và lấy tên là phương pháp Becker, đây một phương pháp mới ở Việt Nam củng như tại Huế, phương pháp này đã được thực hiện ở thế giới, đã có các báo như: Green wald 1994, Howard 1997,Martin 2015.. các báo cáo cho thấy mũi khâu chắc chắn, tránh được sự hình thành của khoảng trống trung tâm gân khi chịu lực, vị trí phân bố của các mũi chỉ tránh được vùng tưới máu của gân giúp tưới máu gân tốt, liền gân được đảm bảo, cho phép bệnh nhân được tập phục hồi chức năng sớm, tránh được các biến chứng như dính gân sau mổ
Hiện nay phương pháp được sử dụng phổ biến để khâu nối gân duỗi ở bàn tay tại Huế là phương pháp kessler cải biên, về phương pháp Becker thì có thực hiện trên một số trường hợp tuy nhiên chưa có các nghiên cứu rõ ràng về tính hiệu quả của phương pháp mới này trong điều trị tổn thương gân duỗi ở bàn tay nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị khâu nối gân duỗi vùng cẳng bàn tay theo kỹ thuật Becker ”