SDH.CH Nghiên cứu hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn của Palonosetron và Ondasetron cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp
PDF Download: 0 View: 3

Tóm tắt

I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

"Nghiên cứu hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn của Palonosetron và Ondasetron cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp”. Với 2 mục tiêu:

  1. Đánh giá tác dụng dự phòng buồn nôn và nôn của palonosetron và ondansetron sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp.
  2. Khảo sát các chỉ số mạch, huyết áp, SpO2 và tác dụng không mong muốn khác

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu  được thực hiện trên 140 bệnh nhân có chỉ định phẫu cắt toàn bộ tuyến giáp tại khoa Gây Mê Hồi Sức B- Bệnh Viện Trung Ương Huế.

Nghiên cứu sẽ được dự kiến thực hiện trong thời gian từ từ tháng 5 năm 2024 đến tháng 5 năm 2025

1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

- Bệnh nhân trên 18 tuổi có chỉ định phẫu cắt toàn bộ tuyến giáp có mức nguy cơ BNNSPT trung bình trở lên.

- Tình trạng sức khoẻ ASA I, II

-Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

2. Tiêu chuẩn loại trừ

  • Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Palonosetron, Ondansetron, thuốc gây mê.
  • Mắc các bệnh lý tim mạch, gan thận, thần kinh kèm theo.
  • Đang sử dụng các thuốc steroid, chống dị ứng, chống nôn và hướng thần.
  • Rối loạn nước điện giải.
  • Không nhịn ăn uống trước phẫu thuật theo đúng tiêu chuẩn chuẩn bị bệnh nhân trước mổ.

3. Tiến hành

Bệnh nhân được bốc thăm ngẫu nhiên, phân chia vào các nhóm và đều được tiến hành gây mê nội khí quản theo cùng một phác đồ:

Nhóm 1: bệnh nhân được sử dụng Ondansetron 4mg tiêm tĩnh mạch khi kết thúc phẫu thuật

Nhóm 2: bệnh nhân được sử dụng Palonosetron 0.075mg tiêm tĩnh mạch trước khi tiến hành khởi mê.

- Khởi mê: Fentanyl liều 2-3 mcg/kg, Propofol liều 2-3mg/ kg, Rocuronium liều 0.6 mg/kg

Đặt nội khí quản

Cài máy thở: vt 6-8ml/kg, tần số thở tuỳ theo tuổi, FiO2 50%, điều chỉnh máy thở để duy trì SpO2 >95%.

Điều chỉnh thuốc mê thích hợp để duy trì ổn định trong phẫu thuật, nếu huyết áp giảm 30% so với huyết áp nền thì bù dịch tinh thể nhanh và nếu cần thì tiêm tĩnh mạch Ephedrine.

- Duy trì mê: Thuốc mê bốc hơi sevofluran, Fentanyl 1mcg/kg nếu cần.

- Trước khi kết thúc phẫu thuật 15phút sử dụng thuốc giảm đau paracetamol truyền tĩnh mạch 1g.

- Thoát mê: Rút ống NKQ khi bệnh nhân đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và không có bất thường liên quan tới phẫu thuật như: Chảy máu, phù nề hay tụ máu trong phẫu thuật...

- Theo dõi số lượng Fentanyl, dịch truyền trong phẫu thuật, thời gian gây mê, thời gian phẫu thuật của mỗi bệnh nhân, theo dõi huyết động của bệnh nhân trước khởi mê, sau khởi mê, thời điểm sau khởi mê 5phút, 10 phút, 15 phút, và sau đó mỗi 15 phút một lần cho đến lúc thoát mê và chuyển bệnh về hậu phẫu.

4. Theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật:

- Tất cả bệnh nhân được theo dõi trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật.

- Bệnh nhân sẽ được sánh giá mức độ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật trong giai đoạn 0- 6 giờ đầu tại phòng Hồi tỉnh của khoa Gây mê Hồi sức B và giai đoạn 7-24 giờ tại khoa Phẫu Thuật Ung bướu.

-Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc phòng nôn như đau bụng, đau đầu, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, rối loạn điện giải, run

- Tất cả bệnh nhân được điều trị giảm đau Paracetamol 1g mỗi 8h và chống nôn sau phẫu thuật theo cùng một phác đồ.

- Điều trị chống nôn khi dự phòng thất bại trên những bệnh nhân bắt đầu nôn hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân. Thuốc giải cứu NBNSM được sử dụng khi bệnh nhân buồn nôn từ 30 phút trở nên hoặc nôn trên 2 lần trongvòng 10 phút. Thuốc chống nôn cấp cứu là Metoclopramide 10mg tiêm tĩnh mạch chậm, đánh giá lại sau 10 phút với tình trạng nôn và 30 phút với tình trạng buồn nôn nếu không giảm thì tiêm tĩnh mạch propofol 20mg. Nếu còn không đáp ứng thì loại bệnh nhân ra khỏi nghiên cứu

PDF Download: 0 View: 3