SDH.NT Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và vai trò của siêu âm thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay được phẫu thuật
PDF Download: 2 View: 6

Tóm tắt

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm những bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế vì Hội chứng ống cổ tay.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
  • Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Lồng ngực Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Tháng 4/2024 – Tháng 6/2025

2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế có các triệu chứng cơ năng nghi ngờ hội chứng ống cổ tay: đau bàn, cổ tay lan lên cẳng tay, tê bì, dị cảm các đầu ngón tay tăng về đêm hoặc khi lái xe, cầm nắm vật, yếu và teo cơ ô mô cái. Tất cả các bệnh nhân này được khám lâm sàng, làm điện cơ và siêu âm sau đó chẩn đoán xác định có HCOCT theo tiêu chuẩn chẩn đoán HCOCT của Hội Thần kinh học Hoa Kỳ:

+ Có ít nhất 1 dấu hiệu lâm sàng: tê, đau ngón 1,2,3 và nửa ngoài ngón 4; tê đau tăng lên khi cử động lặp lại liên tục bàn tay; tê đau bàn tay tăng về đêm; yếu hoặc teo cơ dạng ngắn ngón cái; các nghiệm pháp Tinel, Phalen, Durkan dương tính.

+ Và có ít nhất một dấu hiệu bất thường trên chẩn đoán điện theo hiệp hội thần kinh học Hoa Kỳ: kéo dài thời gian tiềm vận động DML > 4,2 ms hoặc giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác SCV < 50 m/s.

- Tất cả các bệnh nhân này được làm siêu âm tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, sau đó được phẫu thuật và theo dõi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân không đồng tham gia nghiên cứu.

- Bệnh nhân có bệnh lý chèn ép cột sống cổ, bệnh lý thần kinh ngoại vi, bệnh viêm đa rễ và dây thần kinh. Bệnh nhân có bất thường dây thần kinh giữa (thần kinh giữa tách đôi). Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng cổ tay.

- Các bệnh nhân có biểu hiện teo ô mô cái.

- Các bệnh nhân siêu âm tìm thấy nguyên nhân chèn ép trong ống cổ tay (hạt Tophi, nang hoạt dịch, viêm gân gấp, các khối u khác…) cũng được loại ra khỏi nghiên cứu.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có theo dõi dọc tại hai thời điểm: trước phẫu thuật và 3 tháng sau phẫu thuật.

Mỗi bệnh nhân được khảo sát theo phiếu nghiên cứu với quy trình sau: tiến hành hỏi bệnh sử, tiền sử, đánh giá siêu âm cổ tay để chọn lựa đối tượng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn đã quy định.

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu

- Chọn mẫu thuận tiện.

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu

- Máy siêu âm Samsung V7, đầu dò Linear tần số 6,8-12,3Hz, có siêu âm vi mạch và thiết bị lưu trữ hình ảnh.

2.2.4. Tóm tắt các bước tiến hành

- Hỏi lý do đến khám của bệnh nhân.

- Ghi nhận về các đặc điểm chung: Tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại.

- Hỏi bệnh sử, tiền sử.

- Khám lâm sàng: Do bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

- Đo điện cơ.

- Siêu âm đánh giá thần kinh giữa trước và sau phẫu thuật.

PDF Download: 2 View: 6