Tóm tắt
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng sâu răng của răng cối sữa ở trẻ em.
- Đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị sâu răng cối sữa bằng mão thép làm sẵn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em 3-9 tuổi có tổn thương sâu răng ở răng cối sữa thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh
- Thời gian thực hiện: Tháng 5/2024 - Tháng 9/2026
- Địa điểm thực hiện: Phòng khám Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, can thiệp lâm sàng có đối chứng
- Quy trình thực hiện: - Bệnh nhân được thăm khám, phát hiện và phân loại tổn thương sâu răng theo ICDAS.
- Các bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu sẽ được giải thích, thông báo quy trình thực hiện nghiên cứu.
- Thu thập số liệu của bệnh nhân bằng phiếu câu hỏi và khám lâm sàng.
- Các đối tượng nghiên cứu sẽ được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm tương ứng với 2 phương pháp điều trị sâu răng cối sữa bằng mão thép làm sẵn:
+ Nhóm 1: Điều trị bằng mão thép làm sẵn với kỹ thuật sửa soạn thông thường.
+ Nhóm 2: Điều trị bằng mão thép làm sẵn với kỹ thuật Hall.
- Tiến hành can thiệp điều trị sâu răng cối sữa bằng mão thép làm sẵn theo 2 kỹ thuật.
- Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị sau 0 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.
- Các tiêu chí đánh giá:
+ Đánh giá ngay sau khi điều trị: Thời gian thực hiện thủ thuật, hành vi của trẻ, mức độ hài lòng của bố mẹ.
+ Đánh giá sau điều trị 0, 3, 6, 9 và 12 tháng: Đánh giá kết quả điều trị mão thép, khớp cắn, tình trạng mô nha chu.