SDH.CH Nghiên cứu tính kháng khuẩn của dịch chiết từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn Micrococcus lylae
PDF Download: 3 View: 34

Tóm tắt

Tình trạng kháng kháng sinh (AMR) là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ con người trên toàn thế giới cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Người ta ước tính rằng AMR do vi khuẩn là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,27 triệu ca tử vong trên toàn cầu, góp phần gây ra 4,95 triệu ca tử vong liên quan đến AMR do vi khuẩn vào năm 2019 và dự kiến tăng lên 10 triệu ca mỗi năm vào năm 2050 nếu không có biện pháp nào để giải quyết. Sự trỗi dậy mối đe dọa ngày càng tăng kháng kháng sinh đòi hỏi phương pháp điều trị bằng cơ chế hoạt động mới để điều trị các bệnh truyền nhiễm này. Khác với phương thức điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh truyền thống, bacteriocin là chất kháng khuẩn có bản chất là peptid do vi khuẩn tổng hợp ở ribosom để ức chế các vi khuẩn khác ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực, đặc biệt là y học. Bacteriocin được xem như là lựa chọn thay thế đầy hứa hẹn đối với kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng. Trên bề mặt da của con người, có nhiều vi sinh vật được xem là không gây bệnh, chúng có khả năng sản sinh ra nhiều chất kháng khuẩn như bacteriocin tạo môi trường bất lợi từ đó ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Trong nghiên cứu sàng lọc thăm dò trước đó (pilot study) về khả năng sinh bacteriocin và các chất kháng khuẩn của những vi khuẩn phân lập được trên da người khoẻ mạnh thực hiện tại Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế bằng phương pháp khuếch tán trong đĩa thạch, chúng tôi đã nuôi cấy, phân lập được vi khuẩn Micrococcus spp. có tính kháng khuẩn. Bằng phương pháp giải trình tự vùng 16S rRNA, chúng tôi đã định danh được vi khuẩn là Micrococcus lylae. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính kháng khuẩn của dịch chiết từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn Micrococcus lylae” với các mục tiêu cụ thể sau: 

1. Khảo sát tính kháng khuẩn của dịch chiết từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn Micrococcus lylae với một số vi khuẩn gây bệnh.
2. Xác định điều kiện nuôi cấy tối ưu để thu được dịch chiết có tính kháng khuẩn tốt nhất.

Đối tượng nghiên cứu: Vi khuẩn Micrococcus lylae phân lập được trên da người khỏe mạnh và đã định danh bằng phương pháp giải trình tự vùng 16S rRNA ở nghiên cứu sàng lọc thăm dò trước đó. 

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm Khoa Vi sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 năm 2024 đến tháng 8 năm 2025. 

PDF Download: 3 View: 34