SDH.NT Đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật bóc nhân với dao điện lưỡng cực qua nội soi niệu đạo
PDF Download: 2 View: 22

Tóm tắt

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLT-TTL) là thuật ngữ được sử dụng để
thay thế cho các tên gọi trước đây như: tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, u xơ tuyến
tiền liệt, bướu lành tuyến tiền liệt... Mặc dù là một bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm
đến tính mạng, nhưng là bệnh hay gặp nhất ở nam giới trung niên và tăng dần theo
tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tỷ lệ mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có xu hướng ngày một gia tăng trên
toàn thế giới [10]. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
khá phổi biến ở nam giới trung niên và người cao tuổi, chiếm tỉ lệ 20% nam giới ở
độ tuổi 41 - 50, 50% ở độ tuổi 51 - 60 và trên 90% khi > 80 tuổi. Tại Mỹ, tăng sinh
lành tính tuyến tiền liệt tác động đến 70% nam giới ở tuổi 60 - 69 và 80% nam giới
trên 70 tuổi [23]. Ở Việt Nam, theo Trần Đức Thọ và Đỗ Thị Khánh Hỷ, trong điều
tra 1345 nam giới trên 45 tuổi, tỉ lệ mắc tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là 61,2% và
tăng dần theo lứa tuổi [5].
Hiện nay, việc điều trị TSLT-TTL có nhiều phương pháp khác nhau: điều trị
bảo tồn (điều trị nội khoa và theo dõi), các phương pháp ít xâm lấn, nội soi qua niệu
đạo, phẫu thuật nội soi ổ bụng và phẫu thuật mổ mở. Trong các phương pháp trên,
cắt đốt tuyến tiền liệt nội soi qua niệu đạo (Transurethral Resection of the Prostate –
TURP) là “phẫu thuật tiêu chuẩn” đối với các trường hợp có chỉ định phẫu thuật [3].
Tuy nhiên theo thời gian, những nghiên cứu đã chỉ ra một số nhược điểm của
phương pháp TURP là sử dụng năng lượng điện đơn cực, sử dụng các loại dịch nhược
trương không ion tưới rửa liên tục trong mổ, gây nên hội chứng nội soi, đồng thời với
các biến chứng khác như chảy máu, hẹp niệu đạo, tổn thương cơ thắt ngoài [2]. Gần
đây, các tiến bộ về kỹ thuật công nghệ liên tục được ứng dụng trong điều trị ngoại
khoa TSLT-TTL, trong đó nổi bật là hệ thống dao điện lưỡng cực và laser với những
ưu điểm chung như dịch rửa là nước muối đẳng trương làm giảm nguy cơ xảy ra hội
chứng nội soi, tăng cường khả năng cầm máu trong khi cắt đốt tuyến tiền liệt, làm
2
giảm mất máu và tỷ lệ phải truyền máu. Với những ưu điểm trên, phẫu thuật bóc nhân
tuyến tiền liệt nội soi qua niệu đạo với dao điện lưỡng cực (TUEB) được cân nhắc
thực hiện. Bóc nhân của tuyến tiền liệt là quá trình loại bỏ mô tuyến và để lại phần
vỏ bao tuyến tiền liệt [1].
Trong thời gian gần đây, bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế bắt đầu triển
khai phương pháp bóc nhân tuyến tiền liệt nội soi qua niệu đạo bằng dao điện lưỡng
cực. Nhằm đánh giá bước đầu hiệu quả của phương pháp này, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật
bóc nhân với dao điện lưỡng cực qua nội soi niệu đạo” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng sinh lành tính
tuyến tiền liệt được điều trị bằng phẫu thuật bóc nhân với dao điện lưỡng cực nội soi
qua niệu đạo.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật bóc nhân với dao điện lưỡng cực nội soi qua
niệu đạo trong điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

PDF Download: 2 View: 22