SDH.NCS Nghiên cứu chỉ số CRP/albumin, nồng độ Interleukin 6 huyết thanh và các thông số siêu âm nội mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp
PDF Download: 4 View: 63

Tóm tắt

Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới, trong đó hội chứng vành cấp là biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất của bệnh tim mạch. Gần đây, nhiều nghiên cứu lại cho thấy chỉ số CRP/ albumin huyết thanh có giá trị tiên lượng ở bệnh nhân hội chứng vành cấp hơn là nồng độ CRP và albumin huyết thanh đơn độc. Chỉ số CRP/ albumin huyết thanh là một chất chỉ điểm độc lập đối với tử vong tại bệnh viện và dài hạn do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân hội chứng vành cấp đã được điều trị tái thông mạch vành qua da. Bên cạnh đó, các cytokine cũng đóng vai trò tiềm năng trong sinh bệnh học và tiến triển của chứng xơ vữa động mạch. Nồng độ của Interleukin 6 có liên quan với mức độ nặng của bệnh động mạch vành, được đánh giá theo thang điểm SYNTAX I, II. Interleukin 6 có thể là chất chỉ điểm mạnh mẽ cho việc đánh giá tình trạng hoại tử cơ tim.

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về chỉ số CRP/albumin, nồng độ Interleukin 6 huyết thanh và giá trị tiên lượng của chỉ số CRP/albumin huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chỉ số CRP/albumin, nồng độ Interleukin 6 huyết thanh và các thông số siêu âm nội mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp” với hai mục tiêu:

  1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của chỉ số CRP/albumin và nồng độ Interleukin 6 huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.

2. Đánh giá mối liên quan và tương quan của chỉ số CRP/albumin và nồng độ Interleukin 6 huyết thanh với kết quả siêu âm nội mạch (IVUS), với thang điểm SYNTAX I, II và các biến cố tim mạch chính trong thời gian nằm viện, 30 ngày và 3 tháng sau ra viện ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.

PDF Download: 4 View: 63