Tóm tắt
Việc được chấp nhận và sử dụng lâu dài đối với các thực phẩm lên men hiện đại (chẳng hạn như thực phẩm và đồ uống chứa men vi sinh) ở nông thôn và vùng lân cận Việt Nam vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Đặc biệt, các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích và sự chấp nhận sử dụng các thực phẩm lên men truyền thống và hiện đại vẫn chưa được biết đến. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá thái độ và thực hành về việc sử dụng các thực phẩm lên men truyền thống và hiện đại; đánh giá nhu cầu và tính khả thi của việc triển khai một chương trình can thiệp thực phẩm chứa men vi sinh tại các khu vực nông thôn và vùng lân cận ở Việt Nam, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để cung cấp một cái nhìn toàn diện về những thách thức và cơ hội ở Thừa Thiên Huế.
Câu hỏi nghiên cứu (RQ):
- Thái độ và thực hành đối với thực phẩm lên men truyền thống và hiện đại của người dân ở các khu vực nông thôn và vùng lân cận ở Việt Nam như thế nào?
- Những yếu tố nội tại tĩnh nào liên quan đến thái độ và thực hành đối với thực phẩm lên men truyền thống và hiện đại ở các khu vực nông thôn và vùng lân cận ở Việt Nam?
- Những yếu tố nội tại động nào liên quan đến thái độ và thực hành đối với thực phẩm lên men truyền thống và hiện đại ở các khu vực nông thôn và vùng lân cận ở Việt Nam?
- Các bên liên quan nhận thức nhu cầu và tính khả thi của việc giới thiệu một chương trình can thiệp sản phẩm sữa chua được làm từ thực vật tại các khu vực nông thôn và vùng lân cận ở Việt Nam như thế nào, và những rào cản và yếu tố hỗ trợ nào ảnh hưởng đến việc triển khai thành công chương trình này?
- Các bên liên quan nhận thức nhu cầu của việc giới thiệu một chương trình can thiệp sản phẩm sữa chua được làm từ thực vật tại các khu vực nông thôn và vùng lân cận ở Việt Nam như thế nào?
- Các bên liên quan nhận thức những rào cản và yếu tố hỗ trợ của việc giới thiệu một chương trình can thiệp sản phẩm sữa chua được làm từ thực vật tại các khu vực nông thôn và vùng lân cận ở Việt Nam như thế nào?
Một thiết kế nghiên cứu cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính được sử dụng để nắm bắt quan điểm đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam đồng thời nhận thức của các bên liên quan. Dữ liệu sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc, thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp trên những người dân từ 18 trở lên (gồm cả nam và nữ). Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng sẽ đảm bảo một mẫu đại diện, với mục tiêu 100 người trả lời. Bảng câu hỏi sẽ bao gồm các câu hỏi về vấn đề tiêu thụ/sử dụng thực phẩm lên men, thái độ, niềm tin, sở thích, tình trạng sức khỏe và kiến thức dinh dưỡng. Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện trên 10 bên liên quan chính có hiểu biết sâu sắc về sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng và phúc lợi cộng đồng, bao gồm các chuyên gia y tế, chính quyền địa phương, lãnh đạo cộng đồng, nhà nghiên cứu và đại diện của các tổ chức phi chính phủ có liên quan.
Đối với phân tích số liệu định lượng, chúng tôi sẽ tiến hành làm sạch dữ liệu để giải quyết bất kỳ câu trả lời nào không hoàn chỉnh hoặc không nhất quán. Thống kê mô tả sẽ được sử dụng để tóm tắt các đặc điểm dân số của mẫu và phân phối các câu trả lời cho mỗi mục khảo sát. Phân tích tương quan sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng hệ số tương quan Pearson hoặc Spearman để khảo sát mối quan hệ giữa các biến liên tục. Phân tích hồi quy đa biến sẽ được áp dụng để xác định các yếu tố dự báo quan trọng của sự ưa thích tiêu dùng đối với thực phẩm lên men truyền thống và hiện đại. ANOVA và kiểm định t sẽ được sử dụng để so sánh sự khác biệt trung bình giữa các nhóm, chẳng hạn như các nhóm tuổi khác nhau hoặc các trình độ học vấn khác nhau, đối với sở thích và thái độ về thực phẩm. Phân tích thống kê sẽ được tiến hành bằng phần mềm như SPSS để đảm bảo xử lý dữ liệu chính xác và hiệu quả.
Đối với nghiên cứu định tính, phân tích dữ liệu định tính tuân theo các nguyên tắc phân tích theo chủ đề để xác định các mẫu và chủ đề lặp lại trong bản ghi. Sau khi tiến hành phỏng vấn, các bản ghi âm sẽ được sao chép và nhập vào ATLAS.ti.