NCKH.TRUONG Nghiên cứu thí điểm áp dụng can thiệp dựa vào bằng chứng cho bệnh nhân HIV/AIDS tại tỉnh Thừa Thiên Huế
PDF Download: 0 View: 1

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu:

1. Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS trong độ tuổi 16-24 đang sống tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

2. Tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy và rào cản để triển khai can thiệp một can thiệp dựa trên bằng chứng được lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu.

Đây là một nghiên cứu ban đầu, sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính:

Nhằm đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS trong độ tuổi 16-24 đang sống tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với bệnh nhân HIV/AIDS và các bên liên quan như: đồng đẳng viên, nhân viên y tế và người chăm sóc để xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS. Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung sẽ tìm hiểu tình hình hiện tại và nhu cầu chăm sóc HIV liên quan đến tuân thủ ARV của bệnh nhân, giảm sự tự kỳ thị của bệnh nhân HIV và cải thiện tình trạng ức chế vi-rút.

Nhằm tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy và rào cản để triển khai Dự án YES - một can thiệp dựa trên bằng chứng của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và khảo sát ý kiến chuyên gia trên bệnh nhân HIV/AIDS bao gồm cả đồng đẳng viên, nhân viên y tế, người chăm sóc và các chuyên gia y tế liên quan. Các phương pháp thu thập thông tin này sẽ xác định các yếu tố thúc đẩy và rào cản để triển khai Dự án YES - Can thiệp dựa vào bằng chứng ở bệnh nhân HIV/AIDS trong nhóm tuổi 16-24 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Khung lý thuyết cho mục tiêu này sẽ được điều chỉnh một phần từ khung CFIR và phân tích SWOT. Trong khi CFIR sẽ được sử dụng để làm cơ sở cho các phỏng vấn và phân tích trên nhiều đối tượng khác nhau, SWOT sẽ là cơ sở cho việc phát triển khảo sát chuyên gia với các chuyên gia để đánh giá quan điểm của họ về khả năng áp dụng dự án YES phù hợp với bối cảnh của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các hoạt động của can thiệp Project YES (chỉ là cơ sở để các đối tượng nghiên cứu cho ý kiến), bao gồm:

(1) Gặp mặt 1-1 với cố vấn đồng đẳng hằng tháng

(2) Họp nhóm bệnh nhân hằng tháng trong vòng 6 tháng tại cơ sở y tế,

(3) Người chăm sóc được mời tham gia 3 buổi gặp mặt nhóm dành cho người chăm sóc tại cơ sở y tế (2 tháng 1 lần, trong vòng 6 tháng để nâng cao kiến thức và kỹ năng hỗ trợ người thân của họ)

(4) Tham gia buổi gặp mặt và kết nối với cố vấn đồng đẳng

(5) Cố vấn đồng đẳng gặp riêng bệnh nhân tại cơ sở y tế

(6) Cố vấn đồng đẳng được tập huấn, tự quản lý và được trả lương như là nhân viên

(7) Tham gia buổi gặp mặt và kết nối với cố vấn đồng đẳng.

Chi tiết xin xem thêm ở đề cương đính kèm.

PDF Download: 0 View: 1