Tóm tắt
Hạ glucose máu là tình trạng có đặc điểm với mức glucose máu thấp bất thường, trong những trường hợp trầm trọng có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Đây là vấn đề sức khoẻ quan trọng đối với những người bị đái tháo đường cũng như các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu điều trị bệnh đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose máu mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [3], [12]. Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7 vào năm 2030.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn cầu ở lứa tuổi 20 – 79 vào năm 2021 ước tính là 10,5% (536,6 triệu người), tăng lên 12,2% (783,2 triệu người) vào năm 2045. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tương tự ở nam và nữ và cao nhất ở nhóm 75 – 79 tuổi [17]. Theo báo cáo tại Việt Nam, đến tháng 12/2020 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn quốc là 7,3%, tương đương với khoảng 5 triệu người đang mắc bệnh ĐTĐ, (lứa tuổi từ 30-69), trong đó tỷ lệ ĐTĐ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 8,3% [4].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2022), số lượng NCT 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ 1 tỷ vào năm 2020 lên 1,4 tỷ năm 2030. Đến năm 2050, dân số thế giới từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng gấp đôi (2,1 tỷ). Số người từ 80 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng gấp ba lần trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2050, đạt 426 triệu người [29]. Chi phí chăm sóc sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi chiếm khoảng 61% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến bệnh đái tháo đường. Chi tiêu trung bình hàng năm cho người cao tuổi là 13.239 đô la so với 6.675 đô la cho nhóm trẻ hơn. Do đó, người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường chiếm một nhóm dân số ngày càng tăng, gây ra gánh nặng lớn về sức khỏe và kinh tế cho xã hội [16].
Người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn cấp tính và mạn tính, bao gồm cắt cụt chi dưới, nhồi máu cơ tim, suy giảm thị lực và bệnh thận giai đoạn cuối, so với bất kỳ nhóm tuổi nào khác [16].
Bên cạnh chế độ ăn và luyện tập, ĐTĐ típ 1 điều trị vẫn là thay thế hormon suốt đời, trong khi hầu hết mọi BN ĐTĐ típ 2 đều cần được điều trị bằng thuốc hạ glucose máu. ĐTĐ típ 2, sau một thời gian dài mắc bệnh, tụy giảm tiết insulin với chức năng tế bào beta còn khoảng 50% thời điểm chẩn đoán và tiếp tục giảm 4% mỗi năm [15].
Theo tiến triển của bệnh đái tháo đường típ 2 có đến 50% số bệnh nhân cần điều trị bằng insulin trong vòng 10 năm kể từ khi được chẩn đoán [25].
Sự dao động glucose máu có thể góp phần vào sự phát triển các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, đây vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm bệnh nhân này [31]. Kiểm soát glucose máu tốt là một trong các mục tiêu chính trong điều trị ĐTĐ, giúp giảm tỷ lệ hạ glucose máu do sử dụng insulin, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng của bệnh, tránh tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xét nghiệm glucose máu mao mạch cho kết quả nồng độ glucose máu ở những thời điểm cụ thể trong ngày do đó có thể không phát hiện được những thời điểm glucose máu cao hoặc thấp, ngoài ra người bệnh thường kém tuân thủ do sợ đau và phải tiến hành làm xét nghiệm glucose mao mạch nhiều lần.
Chỉ số HbA1c phản ánh mức glucose máu trung bình trong vòng 3- 4 tháng trước, tuy nhiên lại cung cấp rất ít thông tin về kiểm soát glucose máu trong thời gian ngắn hiện tại và dao động glucose máu. Ngoài ra HbA1c cũng không giúp cung cấp thông tin về thời điểm hạ glucose máu hay tăng glucose máu.
Theo dõi glucose máu liên tục (Continous glucose monitoring – CGM) là kỹ thuật sử dụng các thiết bị cảm biến gắn vào dưới da để đo glucose ở dịch kẽ trong khoảng thời gian nhất định từ đó hiển thị giá trị glucose máu ước tính liên tục theo thời gian.
Theo dõi glucose máu liên tục giúp giải quyết những rào cản trên: dữ liệu từ theo dõi glucose máu liên tục cho bức tranh toàn diện về kiểm soát glucose máu nhờ vào diễn biến glucose máu trong cả ngày, bao gồm cả những thời điểm bị hạ glucose máu, nhất là hạ glucose máu không triệu chứng, giúp thay đổi quyết định điều trị và/hoặc thay đổi lối sống kịp thời [23].
Vấn đề thực hành và đánh giá hạ glucose máu trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có sử dụng insulin bằng CGM chưa được thực hiện nhiều. Đây cũng là lí do tiến hành đề tài: Nghiên cứu biến chứng hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có sử dụng insulin bằng hệ thống theo dõi glucose máu liên tục.
2.1. Mục tiêu tổng quát: Khảo sát hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có sử dụng insulin bằng hệ thống theo dõi glucose máu liên tục.
2.2. Mục tiêu chuyên biệt
- Đánh giá đặc điểm hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có sử dụng insulin bằng hệ thống theo dõi glucose máu liên tục.
- Khảo sát một số yếu tố liên quan đến hạ glucose máu ở đối tượng nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm và đang gia tăng trên thế giới. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ tử vong và các biến cố tim mạch, vi mạch, cũng như tất cả các tình trạng lão suy đã biết (suy giảm nhận thức, suy nhược, giảm cân không chủ ý, dùng nhiều loại thuốc và suy giảm chức năng).
Kiểm soát hiệu quả glucose máu là một vấn đề quan trọng trong chăm sóc điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường vì nó làm giảm nguy cơ biến chứng vi mạch. Tuy nhiên, sự dao động glucose máu có thể ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống (QoL) của bệnh nhân. Sự dao động glucose máu có thể góp phần vào sự phát triển các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, đây vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm bệnh nhân này.
CGM có thể là một công cụ hữu ích để đánh giá tác động của việc điều trị và lối sống đối với những thay đổi hàng ngày về lượng đường trong máu.
Thông qua CGM, các bệnh nhân có thể kiểm tra tình trạng hạ đường huyết và tăng đường huyết trong các tình huống, chẳng hạn như chạy hoặc ngủ, mà việc kiểm tra bằng ngón tay sẽ không thực tế. Thông tin chi tiết do CGM cung cấp đã giúp cải thiện sự hiểu biết về biến động đường huyết hàng ngày, cho phép thay đổi lối sống và điều trị có mục tiêu cũng như cải thiện QoL của bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu dao động glucose máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có sử dụng insulin bằng CGM sẽ cung cấp cái nhìn rõ hơn về sự dao động glucose máu trên đối tượng bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi và khảo sát mối liên quan giữa dao động glucose máu với tuổi, thời gian phát hiện bệnh, huyết áp, lipid máu, phác đồ điều trị ở đối tượng nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu, theo dõi glucose máu liên tục trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có sử dụng insulin cho bức tranh toàn diện về kiểm soát glucose máu, sự dao động glucose máu bao gồm cả những thời điểm bị hạ glucose máu, nhất là hạ glucose máu không triệu chứng, giúp thay đổi quyết định điều trị và/hoặc thay đổi lối sống kịp thời.
Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên đái tháo đường có sử dụng insulin đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân đủ các điều kiện sau:
- Tuổi ≥ 60 tuổi
- Bệnh nhân đái tháo đường có sử dụng insulin.
- Bệnh nhân đang bị các biến chứng cấp tính của ĐTĐ như hôn mê hạ glucose máu cấp, nhiễm toan ceton, hôn mê tăng tăng áp lực thẩm thấu, đang trong tình trạng mắc các bệnh lý cấp tính khác nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim cấp, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Loại trừ một số bệnh ảnh hưởng đến glucose máu như xơ gan, hội chứng cushing tiên phát hoặc thứ phát, thuốc đang điều trị có ảnh hưởng đến đường huyết như corticoid,…
- Bệnh nhân đái tháo đường chỉ sử dụng thuốc bằng đường uống.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không đủ khả năng nhận thức để tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân trầm cảm, tâm thần phân liệt.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 3/2025 đến tháng 12/2027
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Trung ương Huế.
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
Chọn mẫu thuận tiện.
2.2.5. Các biến số nghiên cứu
- Chỉ số lâm sàng: tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BMI, vòng bụng, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương
- Chỉ số cận lâm sàng: HbA1c, creatinine, Bilan lipid, Glucose máu trung bình.
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu
Các biến nghiên cứu được thu thập bằng cách hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng kết hợp với các thông tin cá nhân, kết quả cận lâm sàng ghi trong hồ sơ bệnh án. Sau đó điền thông tin vào phiếu thu thập số liệu (xem ở phụ lục).
2.2.7. Các bước thực hiện nghiên cứu
Bước 1:
- Tiến hành phỏng vấn về: Tuổi, giới.
- Ghi nhận: huyết áp, BMI, vòng bụng, thời gian phát hiện bệnh.
Bước 2:
- Chọn đưa vào nghiên cứu các trường hợp thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh.
- Xác định nồng độ HbA1c.
- Xác định nồng độ creatinine, tính eGFR
- Xác định Bilan lipid máu.
- Xác định glucose máu trung bình
- Xác định chỉ số kiểm soát glucose máu (GMI)
- Xác định dao động glucose máu (hay còn gọi là biến thiên glucose máu) (%)
- Trên khoảng mục tiêu (mức độ 2) (> 250 mg/dl hay 13,9 mmol/l)
- Trên khoảng mục tiêu (mức độ 1) (>180 mg/dl hay 10,0 mmol/l)
- Trong khoảng mục tiêu (70 – 180 mg/dl hay 3,9 – 10,0 mmol/l)
- Dưới khoảng mục tiêu (mức độ 1) (< 69 mg/dl hay 3,8 mmol/l)
- Dưới khoảng mục tiêu (mức độ 2) (<54 mg/dl hay 3,0 mmol/l)
Bước 3:
- Tổng hợp, phân tích số liệu.
- Xử lý thống kê.
- Viết, bảo vệ luận án.
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU
- Lộ trình thực hiện đề tài:
+ 01 tháng đầu: Hoàn thành thủ tục thông qua hội đồng Y đức Trường, Bệnh viện Trung ương Huế
+ 15-24 tháng tiếp theo: thu thập số liệu nghiên cứu
+ 02 tháng tiếp theo: Chuẩn bị công bố số liệu cắt ngang ban đầu
+ 03 tháng tiếp theo: Hoàn thành xử lý số liệu. Công bố các bài báo còn lại.
+ 03 tháng cuối cùng: hoàn thành các thủ tục bảo vệ tiến sĩ.
- Hoàn thành các học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo tiến sĩ với lộ trình 3 tháng cho 1 học phần.
- Bảo vệ các chuyên đề trong chương trình đào tạo tiến sĩ với lộ trình 3 tháng cho 01 chuyên đề.
-Đăng tạp chí uy tín trong nước/quốc tế trung bình 01 bài/năm.