Tóm tắt
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người có
tuổi,tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau,hạn chế khả năng sinh
hoạt nhất là việc đi lại gây giảm chất lượng cuộc sống.
Phẫu thuật thay khớp gối để điều trị cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp tiên
phát, thoái hóa khớp thứ phát sau chấn thương, thấp khớp ngày càng phổ biến. Khi các
phương pháp điều trị nội khoa không còn đáp ứng, khớp gối biến dạng nhiều, co rút
khớp, lệch trục cơ học thì phẫu thuật thay khớp gối toàn phần là giải pháp hữu dụng nhất.
Phẩu thuật thay khớp gối đã được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1861 bởi
Ferguson.Những nghiên cứu tiếp tục đã cho ra đời nhiều loại khớp nhân tạo khác nhau
thay cho đầu dưới xương đùi,mâm chày và xương bánh chè.Năm 1973 John Insall và
các đồng nghiệp đã giới thiệu một hệ thống khớp bao gồm cấu phần đùi bằng kim loại,
cấu phần chày và bánh chè bằng nhựa. Tất cả được cố định vào xương bằng xi măng.
Tuy nhiên những vật liệu này chỉ quan tâm về mặt cơ học mà chưa thực sự chú trọng đến
chuyển động phức tạp của khớp gối [9].
Những năm 1980, thay khớp gối toàn phần cố định như bản lề (fixed bearing)
rất phổ biến, dựa trên nguyên lý khớp gập duỗi theo cơ chế cuộn ra sau ( roll back)
Nhược điểm của khớp này là nhanh mòn tấm polyethylene, lỏng cấu phần khớp,
chuyển động khớp không đạt như sinh cơ học của khớp, hạn chế vận động và đau
sau mổ kéo dài. Rất nhiều những cải tiến sau đó cho khớp nhân tạo nhưng vẫn
không mang lại sự hài lòng cho người bệnh sau phẫu thuật. Bệnh nhân cảm giác
khớp gối không được như tự nhiên sau khi thay do đã bị thay đổi động học.
Năm 2005, Freeman và Pinskerova phát hiện ra rằng ngoài chuyên động cuộn
ra sau, khi gối gấp thì khoan trong chuyển động ít hơn khoan bên ngoài và lồi cầu
ngoài xoay nhẹ quanh lồi cầu trong. Phát hiện này đã bác bỏ giả thuyết trục xoay
của khớp gối cố định theo mặt phẳng dọc giữa. Và một thế hệ khớp gối nhân tạo
với thiết kế mới ra đời dựa trên những phát hiện mới này, có trục xoay bên trong
( Medial pivot ).
Khớp gối nhân tạo có trục xoay trong với thiết kế tấm đệm bất tương xứng,
lồi cầu trong sâu hơn bên ngoài và lồi cầu đùi tròn đều theo cơ chế Single Radius,
bờ trước tấm đệm nâng cao giúp chống chuyển động nghịch thường ra trước, trục
xoay bên trong. Bệnh nhân sau phẫu thuật ít đau hơn, nhanh phục hồi cơ năng hơn,
tầm vận động khớp tốt hơn và điều quan trọng là khớp gần tự nhiên hơn.
Ở Việt Nam, phẫu thuật thay khớp gối đã được tiến hành hơn 20 năm, ngày càng
phổ biến và đang phát triển mạnh tại các Trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình trên
toàn quốc. Tuy nhiên ứng dụng khớp gối động học chưa được phổ biến.
Năm 1991 dự án đánh giá chất lượng cuộc sống quốc tế xây dựng bảng câu hỏi
SF – 36 để đánh giá chất lượng cuộc sống và được áp dụng để đánh giá chất lượng
sống trong nhiều lĩnh vực y tế,đã được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng để nghiên
cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho
họ.Tại Việt Nam những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu chất lượng
cuộc sống ở bệnh lý nội khoa và ngoại khoa,trong nghành chấn thương chỉnh hình có
rất ít nghiên cứu sự cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân trước và sau phẩu
thuật [ 3 ],[4].
Nhằm mục đích nghiên cứu về kết quả của phương pháp phẩu thuật thay khớp
gối toàn phần có xi măng thế hệ trục xoay trong và những yếu tố ảnh hưởng giúp cải
thiện cuộc sống cho người bệnh.chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân thay
khớp gối toàn phần có xi măng thế hệ trục xoay trong”
Hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của bệnh nhân thoái hóa
khớp gối có chỉ định thay khớp gối toàn phần có xi măng thế hệ trục xoay
trong.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân thay khớp
gối toàn phần có xi măng thế hệ trục xoay trong.